Lịch sử tham chiến M8 (rocket)

Rocket bắt đầu được đưa vào trang bị vào năm 1943, dòng rocket M8 được biên chế trong Lục quân Mỹ, để đảm bảo bí mật nó được gọi là "barrage rocket".[6] Tên lửa cũng được sử dụng rộng rãi bởi Lực lượng Không quân Lục quân Hoa Kỳ (United States Army Air Forces).[6] Đã có hơn 2.500.000 rocket M8 thuộc tất cả các phiên bản được sản xuất cho đến cuối chiến tranh.[3]

Rocket đất đối đất

Quá trình trang bị và sử dụng rocket M8 trong Lục quân Mỹ đã cho thấy một số hạn chế về hiệu suất của rocket. Hệ thống cánh vây của các rocket được phóng từ giàn phóng mặt đất tỏ ra không hiệu quả do vận tốc của rocket thấp,[9] làm giảm độ chính xác của rocket, mặc dù vậy, nó vẫn được coi là một vũ khí tấn công cường tập trên diện rộng hiệu quả.[10] Do tên lửa không có độ chính xác cao, chúng được phóng từ các giàn phóng cỡ lớn, gồm 8 ống phóng (xylophone) hoặc 60 ống phóng (calliope), tạo ra mật độ rocket dày đặc để hủy diệt khu vực rộng lớn.[3][6] Hệ thống phóng rocket T34 Calliope được lắp đặt trên nóc xe tăng M4 Sherman; sau khi phóng rocket, giàn phóng có thể tháo rời và loại bỏ, cho phép xe tăng Sherman vận hành như bình thường, trong khi giàn phóng "xylophone", còn gọi với mã hiệu T27, được mang trên các xe tải 2,5 tấn.[3] Các giàn phóng với 120 ống phóng (ký hiệu T44), 144 ống phóng (T45) cũng được phát triển, dự định được trang bị cho các tàu đổ bộ (LST) và xe thiết giáp bánh lốp lội nước hạng nhẹ DUKW của Hải quân Mỹ. Các giàn phóng 14 ống phóng đơn và đôi cũng được phát triển.[3]

Rocket M8 tỏ ra kém hiệu quả đối với các mục tiêu kiên cố;[6] điều này dẫ đến việc phát triển rocket Super M8, với cánh vây lớn hơn, động cơ mạnh hơn và đầu nổ lớn hơn. Super M8 được đưa vào thử nghiệm vào cuối năm 1944 nhưng chưa kịp tham chiến trước khi chiến tranh kết thúc.[6] M8 được thay thế bởi phiên bản rocket M16 tiên tiến hơn nhiều vào năm 1945.[3][9]

Rocket không đối đất

Giàn phóng rocket M10 gồm 3 ống phóng tên lửa M8 trên máy bay P-47.

Phương pháp phóng rocket M8 từ cánh của máy bay chiến đấu cuối cùng đã được giải quyết bằng việc phát triển một giàn phóng rocket M10 gồm ba ống làm bằng nhựa hoặc hợp kim. Tuy nhiên, việc sửa đổi phức tạp hơn nhiều so với các sửa đổi cần thiết để trang bị cho máy bay chiến đấu các loại đạn vận tốc cao HVAR cỡ nòng 5 in (130 mm) đang được Hải quân Mỹ phát triển, có hiệu quả cao hơn nhiều so với rocket M8. Rocket M8 chỉ có ưu thế hơn HVAR ở điểm số lượng đạn rocket M8 được sản xuất có sẵn nhiều hơn HVAR,[8]. Rocket M8 được trang bị trên các máy bay Lockheed P-38 Lightning[11]Republic P-47 Thunderbolt của USAAF đóng tại Italy, Tây Bắc Âu, Đông Nam Á và Thái Bình Dương từ nửa sau năm 1944, trước khi dần dần được thay thế bởi HVAR. Tuy nhiên, rocket M8 không được trang bị trên các phi đội máy bay chiến đấu-ném bom của Mỹ ở châu Âu.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: M8 (rocket) http://www.nasm.si.edu/collections/artifact.cfm?id... http://www.designation-systems.net/dusrm/app4/4.5i... http://www.designation-systems.net/dusrm/app4/45in... http://www.lexpev.nl/downloads/os969rocketsandlaun... http://www.ffi.no/no/Rapporter/09-00179.pdf http://www.ibiblio.org/hyperwar/USA/ref/TM/pdfs/TM... http://www.ibiblio.org/hyperwar/USA/ref/TM/pdfs/TM... http://tothosewhoserved.org/usa/ts/usatso01/chapte... //www.worldcat.org/oclc/2067459 https://www.flickr.com/photos/66550630@N08/1555785...